Chính sách mới:Tiềm năng cho ngành Bất động sản Việt Nam 2020

Vào tháng 7 năm 2020 vừa qua, Tạp chí Diễn đàn doan nghiệp đã tổ chức một Diễn đàn liên quan tới lĩnh vực bất động sản. Chủ đề của diễn đàn xoay quanh việc nêu ra thực trạng hiện tại của thị trường bất động sản sau đại dịch covid-19. Cùng nhau tháo gỡ các khó khăn và lắng nghe các xu hướng đầu tư mới.

Nhiều bất ổn sau Covid-19

Theo phát biểu của chuyên gia Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp VN, bất động sản là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Nó tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Đồng thời có khả năng thúc đẩy các ngành liên quan cùng đi lên. Chính vì vị trí then chốt như vậy, nếu không được kiểm soát, ngành này rất dễ gây ra những nguy cơ bất ổn.

Với thực trạng hiện tại, thị trường bất động sản đang không ổn định. Cụ thể là do ảnh hưởng sau Covid-19, nhiều dự án phải dừng lại. Bên cạnh đó là những vướng mắc phức tạp trong thủ tục và pháp luật. Đây là những vật cản lớn, giảm đi nguồn cung của thị trường. Trong khi đó, nhu cầu từ phía người dân vẫn ổn đinh.

Số doanh nghiệp thành lập mới giảm 12% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp xây dựng tạm ngừng kinh doanh 94% trong quý I/2020, tồn kho bất động sản tăng.

Đã đến lúc cần hỗ trợ cho thị trường bất động sản

Chủ tịch VCCI cho rằng điều đầu tiên cần là thúc đẩy thực hiện các gói hỗ trợ hiện có. Nhận định đây là thời điểm có thể mở rộng quy mô, nguồn lực các gói hỗ trợ, đồng thời, mở các gói hỗ trợ mới, đặc biệt là các gói tín dụng trung và dài hạn cho các dự án quan trọng, cốt lõi.

“Chúng tôi hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài nhưng nhấn mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp nội. Gói hỗ trợ mới cần được thực hiện theo hướng thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp nội địa, đây là nền tảng của kinh tế tự cường, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Ông Lộc cho biết VCCI đã nêu ra 20 điểm còn chồng chéo trong chính sách đất đai, xây dựng và đề nghị Quốc hội, Chính phủ rà xét để xoá bỏ những chồng chéo, bất hợp lý đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

dien-dan-bds
Toàn cảnh Diễn đàn.Ảnh: VGP/ Toàn Thắng

Chính sách mới và tiềm năng phát triển cho bất động sản Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế nói chung, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời để thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa chống dịch hiệu quả.

Thúc đẩy phát triển nhà xã hội

Cụ thể, đối với thị trường bất động sản, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện một số giải pháp để hỗ trợ.Theo đó, giải pháp về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, từ đó có thể huy động được hơn 60.000 tỷ để thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vay xây nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê nhà ở xã hội.

Sửa đổi Nghị định

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung theo quy trình rút gọn một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Tập trung phát triển nhà ở xã hội như cơ chế dành quỹ đất 20%. Xác định lợi nhuận định mức, về hoàn trả nghĩa vụ tài chính. Tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

Ông Sinh cho biết, Dự thảo Nghị quyết về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp đang được Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện. Dự kiến trình Chính phủ thông qua trong quý III/2020.

Tháo gỡ những vướng mắc và thu hút đầu tư

Đồng thời, Chính phủ cũng tập trung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/NĐ-CP. Tập trung vào cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Trong đó dự kiến sẽ có nhiều điểm mới tháo gỡ những rào cản, vướng mắc. Thu hút các doanh nghiệp tham gia cải tạo lại các chung cư cũ tại các thành phố lớn. Vừa chỉnh trang bộ mặt đô thị, vừa đảm bảo chỗ ở an toàn cho người dân.

Tiếp đó, là vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Theo đó, miễn giấy phép xây dựng đối với công trình đã được triển khai sau.

Nguồn: Báo Chính phủ

Tác giả: Hải Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

I'm not a robot *