{Bạn có Biết} – Sàn môi giới ngoại hối được quản lý bởi những cơ quan nào?
Hiện nay, có rất nhiều cơ quan quản lý các sàn giao dịch forex trên thị trường, tuy nhiên không phải cơ quan nào cũng có được độ uy tín nhất định trên toàn thế giới. Điều này cũng sẽ kéo theo về độ uy tín của 1 sàn giao dịch ngoại hối nói chung nếu họ sở hữu được các giấy phép của các tổ chức tài chính được cấp phép.
Bài viết này ZCC sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của các bạn về Sàn môi giới ngoại hối được quản lý bởi những cơ quan nào là đảm bảo?
Mục lục
Tại sao sàn forex lại phải cần giấy phép?
Không phải là 1 mà còn có thể rất nhiều, giấy phép này cũng được xem như là 1 giấy chứng nhận để các cơ quan tổ chức tài chính lớn trên thế giới có thể kiểm soát được các sàn forex khi đầu tư vào nước của họ, đồng nghĩa là cácsàn đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước đó nếu có những tranh chấp phía người chơi và sàn giao dịch.
Với mỗi cơ quan thì sẽ có các mức quy định khác nhau, giấy phép này tương đương với giấy ủy quyền hợp pháp để 1 sàn ngoại hối có thể đầu tư vào nước đó, chịu dưới sự kiểm soát của tổ chức tài chính.
Vậy tại sao các giấy phép của các cơ quan quản lý không có tác dụng ở Việt Nam
Nếu bạn là 1 trader (một nhà giao dịch ngoại hối) ở Việt Nam, chắc chắn những giấy phép tài chính quốc tế như của đảo Síp, của Mỹ, của Anh, sẽ không thể can thiệp được khi có tranh chấp hay bất mãn nào xảy ra.
Vì nước ta chưa hợp thức hóa đầu tư ngoại hối, nên đa phần mọi người đang đầu tư forex ở nước ta theo hình thức chui mà thôi. Chính vì vậy, nếu bị sàn forex lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản thì pháp luật Việt Nam cũng không thể đứng về phía bạn. Vậy những sàn forex nào có giấy phép tại Việt Nam?
Các giấy phép quản lý sàn forex danh giá
Dưới đây là danh sách top 5 giấy phép tài chính liên quan đến việc quản lý các sàn ngoại hối được cho là quyền lực nhất, mà bạn nên biết:
FCA (Ủy ban tài chính hàng đầu nước Anh)
FCA hiện nay đang quản lý hơn 60000 công ty tài chính lớn nhỏ ở Anh, vai trò chính của FCA là giữ được sự công bằng trong mỗi cuộc giao dịch tài chính diễn ra ở đây. Họ là một cơ quan hoàn toàn độc lập và có quyền được can thiệp vào kho bạc quốc gia.
Các nhà ngoại hối phải chấp hành những quy định mà FCA đề ra.
CySec – ủy ban giao dịch chứng khoán công hòa Síp
Đảo Síp hiện nay đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà môi giới ngoại hối để đầu tư vào đây, CySEC là 1 phần của quy định Châu Âu (MiFid), nếu như các sàn forex muốn được hợp pháp ở đây thì phải chịu sự giám sát dựa trên những nguyên tắc mà cơ quan này đặt ra.
ASIC – ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc
Những sàn giao dịch ngoại hối chọn nước Úc đầu tư vào cần được ASIC cấp phép mới đảm bảo đó là một sàn uy tín dành cho các trader ở đây. Không những thế,cơ quan này còn hỗ trợ hướng dẫn các nhà đầu tư thận trọng, và sẽ xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo tài chính xảy ra.
CFTC – ủy ban thương mại hàng hóa tương lai
CFTC là một trong những nơi tạo ra sân chơi; đầu tư tài chính bình đẳng cho các nhà giao dịch; nhất là những bản hợp đồng tương lai công bằng. Nếu như không được cơ quan này cấp phép; thì 1 sàn môi giới có thể kiểm soát giá hiện tại và cả tương lai. Chính vì thế, họ muốn đẩy giá lên hay giảm giá xuống bao nhiêu thì do họ quyết định. Chính điều này sẽ không mang lại lợi thế cho người chơi.
IFC – tổng công ty tài chính quốc tế
IFC – Đây là 1 chi nhánh của tập đoàn ngân hàng lớn hàng loạt thế giới. Nói đúng hơn là hợp tác để phát triển toàn cầu.
Bất kể nước nào có giấy phép tài chính này. Ở đó công nhận đối với công ty tài chính thì đều có thể đảm bảo độ tin cậy; cho những nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp.
Nếu bạn đã chọn được 1 sàn môi giới ngoại hối; được quản lý bởi những cơ quan tài chính lớn ở trên thôi! cũng đã đủ tin cậy ở nước sở tại rồi. Vì sự cấp phép của những nơi này không hề dễ dàng; phải thông qua một quá trình đánh giá thẩm định; mới cấp phép cho 1 sàn forex muốn đầu tư vào đó được. Hãy tham khảo thêm những sàn forex nào có giấy phép uy tín ở đây.
Tác giả: N.P “Tổng Hợp_Chỉnh Sửa”