Cổ phiếu ngân hàng Việt được “ông lớn” JP Morgan đánh giá cao
Trên đà phát triển đi lên của mình, cổ phiếu Việt đang thể hiện sự vượt trội của mình. So với cổ phiếu ngân hàng của các quốc gia khác trong Asean, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam thể hiện rõ, tiềm năng lớn. Điều này khiến cho JP Morgan đánh giá rất tốt. Đặc biệt là với 4 cổ phiếu của các ngân hàng TCB, VPB, ACB và VCB.
JP Morgan khẳng định sự ưu ái đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam trong báo cáo mới nhất của mình. Đồng thời tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của ngành này. Dự đoán trong năm 2020 GDP của ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tăng cao cùng với GDP quốc dân. Và sẽ còn tăng hơn nữa trong năm tới đây. Con số dự đoán được đưa ra là 8,3%.
Các ngân hàng mà JP Morgan đang để mắt tới tại Việt Nam đều đang tăng trưởng tốt. Tăng 30% và trội hơn hẳn trong khu vực Đông Nam Á. Không những thế, một số cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam vẫn thể hiện khả năng còn có thể tăng hơn nữa. 4 cổ phiếu ngân hàng được đánh giá overweight là TCB, VPB, ACB và VCB.
Mục lục
Kì vọng của JP Morgan
JP Morgan dự báo EPS và giá mục tiêu (Price Target) các ngân hàng Việt sẽ tăng. EPS được thúc đẩy bởi các khoản dự phòng thấp hơn dự kiến, cũng như quy mô tăng nhờ GDP cao hơn. Trong khi đó, rủi ro sẽ là chất lượng tài sản kém hơn dự kiến, các rủi ro vĩ mô như bùng phát Covid-19.
JP Morgan cũng kỳ vọng chất lượng tài sản các ngân hàng Việt sẽ duy trì ổn định trong 2 năm tới. Nợ xấu 4 ngân hàng tiếp tục được kiểm soát, với dự báo tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt trên 100% vào năm 2022 (ngoại trừ VPBank).
Tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng năm nay đạt khoảng 8-10% và mức này có thể sẽ cao hơn trong năm tới. Theo đó, JP Morgan kỳ vọng các ngân hàng có vốn cao và chất lượng tài sản tốt sẽ nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn. Trong đó, Techcombank hiện có tỷ lệ an toàn vốn CAR cao nhất, có thể sẽ được phép tăng trưởng cho vay 20%/năm trong giai đoạn 2020-2022. Ngoài ra, kế hoạch tăng vốn của Vietcombank cũng sẽ giúp ngân hàng này tăng trưởng nhanh hơn trong 2 năm tới.
Ngân hàng ACB
Ngân hàng ACB có thế mạnh là cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hai mảng này đã chiếm tới 90% dư nợ cho vay của ngân hàng. Hơn 90% các khoản vay của ACB có tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay thấp, giúp ngân hàng được thoải mái hơn về dự phòng rủi ro.
Ngân hàng Techcombank
Techcombank là ngân hàng sinh lời cao nhất hệ thống xét về RoA; dù thị phần huy động tiền gửi chỉ là 3%. Ngân hàng có khả năng phân loại để quản lý tăng trưởng cho vay tốt đồng thời có sự cải thiện mạnh mẽ về CASA. Vốn cao giúp ngân hàng được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung toàn ngành.
Ngân hàng Vietcombank
Vietcombank là một trong những ngân hàng được hưởng lợi lớn từ nguồn tiền gửi giá rẻ. Nhà băng này đã xây dựng thị phần cho vay tiêu dùng lớn nhất thị trường với khoảng 7%. Con số này chỉ ra theo ước tính của JP Morgan. Tỷ trọng các khoản cho vay bán lẻ đã tăng lên 43% năm 2019. Cao hơn nhiều so với mức 14% năm 2013. Ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu ấn tượng lên đến 215%; trong khi các khoản nợ được cơ cấu lại khá thấp. Điều này chỉ rõ tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn 2021-2022.
Ngân hàng VP Bank
VPBank sở hữu công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam – FE Credit. Đây cũng là động lực chính dẫn đến NIM cao trong ngành. Các khoản cho vay tiêu dùng chiếm gần 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đang lên lộ trình siết cho vay tiền mặt. FE Credit cho biết đang dần dịch chuyển sang mảng thẻ tín dụng. Trong khi đó; tiến độ IPO của FE Credit được cho sẽ là chất xúc tác giúp giá cổ phiếu tăng.
Nguồn: Cafef
Tác giả: Hải Anh