Ngành nông nghiệp Việt Nam đón nhận cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA
Năm 2020 là năm nền kinh tế Việt Nam và các nước ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt là nông nghiệp và công nghiêp bị ảnh hưởng nhiều hơn. Và cũng như đã biết Việt Nam chúng ta đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do. Trong đó đáng kể là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA). Những Hiệp định này giúp hàng hóa nông nghiệp nước ta khẳng định được chất lượng trên trị trường nước ngoài. Mới đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đón nhận thêm nhiều cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA.
Mục lục
Thống kê sơ lượt về số liệu thời gian qua
Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn cho tính đến thời điểm tháng 11 năm 2020 nước ta đã xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với giá trị ước tính là 3,72 tỷ USD.
Lũy kế tổng giá trị xuất khẩu của 11 tháng qua đạt 37,4 tỷ USD. Giá trị này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 11 tháng đạt gần 28,06 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Thặng dư thương mại của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp tiếp tục tăng cao, đạt hơn 9,3 tỷ USD trong 11 tháng. Điều này không chỉ nhờ xuất khẩu tăng trưởng mà còn vì giảm được nhập khẩu.
Nông, lâm, thủy sản đạt tiêu chuẩn
Nông sản xuất khẩu
Kể từ khi Việt Nam ký Hiệp định EVFTA và có hiệu lực, rất nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU đã được hưởng mức thuế rất ưu đãi. Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trờ vừa công bố họ xuất khẩu hơn 126 tấn gạo sang Châu Âu, và được hưởng thuế suất 0%.
Trước đó, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) đã ký hợp đồng bán 3.000 tấn gạo cho ba khách hàng của Cộng hòa Liên bang Ðức với hai giống gạo thơm là ST 20 và Jasmine.
Vào tháng 9/2020, nhiều mặt hàng trái cây được xuất sang Châu Âu nhờ vào Hiệp định EVFTA. Công ty Vina T&T Group đã công bố về một container xuất khẩu dừa tươi theo đường biển. Bên cạnh đó có 3 tấn thanh long và 12 tấn bưởi được xuất theo đường hàng không
Trước khi xuất hàng đi các sản phẩm đều bảo đảm truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn Global GAP. Các nhà máy chế biến, đóng gói trái cây áp dụng tiêu chuẩn ISO, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP)…
Thủy sản xuất khẩu
EVFTA còn giúp đỡ cho xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc giảm thuế suất các mặt hàng tôm. Tôm nguyên liệu đông lạnh giảm từ 12-20% giảm xuống còn 0%. Tính chung, đơn hàng tôm tháng 8/2020 của Việt Nam – chỉ một tháng sau khi EVFTA có hiệu lực – đã tăng 10%, kim ngạch xuất khẩu (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019).
Vào 9/2020, nhà máy chế biến tôm Thông Thuận đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang EU theo EVFTA. Đây là lô tôm thẻ chân trắng làm theo tiêu chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, dựa trên bốn nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm). Dự kiến, mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ xuất khoảng 700 tấn tôm sang EU.
Lâm sản xuất khẩu
Ngoài ra các sản phẩm gỗ cũng được EVFTA tác động đến. Trong đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp gỗ phải ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng. Và có một số doanh nghiệp vẫn ổn định nhờ chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường EU.
Như vậy, dù phải đối mặt với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, 11 tháng 2020 ngành gỗ Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng ấn tượng và đây là tháng thứ 5 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ gỗ đạt trên 1 tỷ USD/tháng. Đặc biệt, trong nhóm các nước nhiệt đới xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất vào thị trường EU. Được biết năm 2020 chỉ có Việt Nam giữ vững được giá trị xuất khẩu vào thị trường này.
Tạo ra sức bật cho xuất khẩu của Việt Nam
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhanh chóng tận dụng được lợi thế ưu đãi thuế quan để xuất khẩu hàng sang EU. EVFTA được kỳ vọng sẽ tạo ra sức bật lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nước ta.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam có tính bổ trợ lẫn nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp, nhất là với các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và nông sản chế biến mà thị trường EU có nhu cầu cao. Thông qua quan hệ thương mại và đầu tư với EU Việt Nam sẽ có rất nhiều mặt lợi. Doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được cải thiện về năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại. Từ đó từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm: Ngành công nghiệp Việt Nam tại đây.
Nguồn: cmsc.gov.vn