Khám chữa bệnh tại TP.HCM ai được BHYT chi trả 100%?
Thông báo mới đây của Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho biết. Những bệnh nhân tỉnh không có giấy chuyển tuyến khi khám chữa bệnh nội trú tại TP HCM vẫn được chi trả 100% BHYT.
Những bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) ở các tỉnh khác không nhập viện mà chỉ đến khám ngoại trú. Tại các cơ sở y tế ở TP HCM mà không có giấy chuyển tuyến. Trường hợp này sẽ không được BHYT thanh toán, bệnh nhân phải tự chi trả mọi chi phí.
Sau khi có thông tin này, nhiều người tỏ ra thắc mắc không biết phải hiểu quy định này cho đúng? Và bệnh nhân có thẻ BHYT ở những nơi khác, đến khám chữa bệnh tại TP HCM sẽ được giải quyết ra sao?
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – phó giám đốc BHXH TP HCM cho biết. Quy định này chỉ đưuọc áp dụng cho các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố. Đối với bệnh viện tuyến trung ương, bệnh nhân chỉ hưởng được 40% BHYT.
Trong đó, bệnh nhân ở nơi khác đến nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 175. Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương và Bệnh viện Thống Nhất nếu không có giấy chuyển tuyến chỉ được trả 40% BHYT.
Người nơi khác đến khám chữa bệnh, ai được BHYT chi trả 100%?
Các bệnh nhân có BHYT cấp cứu hoặc có giấy chuyển tuyến vẫn được thanh toán 100%. Bệnh nhân có thẻ BHYT ở các tỉnh khác đến khám ngoại trú (không nhập viện) ở các cơ sở y tế tại TP.HCM. Nếu không có giấy chuyển tuyến không được BHYT thanh toán, bệnh nhân tự chi trả chi phí.
Trước đó, theo thông báo của BHXH Việt Nam. Từ 1-1-2021, BHYT thực hiện thông tuyến tỉnh nội trú trên toàn quốc. Bệnh nhân tỉnh BHYT không cần có giấy chuyển tuyến. Khi điều trị nội trú tại TP.HCM vẫn được chi trả 100% BHYT.
Mới đây, BHXH TP HCM cũng có văn bản hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú. Theo mức hưởng quy định cho người tham gia BHYT. Khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến. Tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
BHXH TP HCM đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh BHYT triển khai. Và quản lý chặt chẽ việc tiếp nhận, chỉ định điều trị nội trú phù hợp với tình trạng bệnh lý của người có thẻ BHYT. Phù hợp với phạm vi chuyên môn và số giường nội trú đã được phê duyệt.
Các trường hợp khác (khám, điều trị ngoại trú) sử dụng theo giấy chuyển tuyến hoặc giấy hẹn tái khám. Giấy hẹn tái khám chỉ có giá trị sử dụng một lần. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.
Trường hợp các thẻ BHYT có giá trị đến ngày 31-12-2020 khi khám bệnh, chữa bệnh. Trong những ngày cuối năm vẫn được kê đơn, cấp thuốc theo chỉ định của bác sĩ và liệu trình điều trị.
Làm sao để thẻ BHYT có hiệu lực từ ngày 1-1-2020?
Doanh nghiệp phải đóng tiền trước ngày 31-12-2019; trường học cũng phải đóng tiền trước, nhưng có thể nộp hồ sơ trễ.
Đơn vị sử dụng lao động đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN phát sinh của năm 2019 trước ngày 31-12-2019. Nếu các đơn vị để nợ quỹ BHXH, BHYT, BHTN thì ngoài việc thẻ BHYT không có giá trị còn bị thanh tra, kiểm tra, khởi kiện, truy tố theo quy định của pháp luật.
– Học sinh, sinh viên nộp tiền và hồ sơ tham gia BHYT HS-SV năm học 2019-2020 trước ngày 31-12-2019.
Theo dõi thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!
Nguồn: VnExpress.net
Trần Hiền