Dịch Covid-19 bùng phát ngành dệt may kịp thời thích ứng

Năm vừa qua có lẽ là năm kinh tế đang buồn nhất của Việt Nam và thế giới. Virus Sars Cov 2 bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các ngành nghề. Trong thời dịch Covid-19 bùng phát ngành dệt may kịp thời thích ứng. Đồng thời đã giúp xuất khẩu của ngành dệt may đạt kết quả tích cực trong năm 2020.

Nhìn lại kết quả ngành dệt may trong những năm gần đây

Vào giai đoạn 2018 ngành dệt may đã bắt đầu phát triển trên khắp nữa. Kịp thời nắm bắt lượng cung – cầu trên toàn thế giới. Hàng dệt may xuất khẩu đi nước ngoài ngày càng tăng về số lượng. Và đặc biệt vẫn đảm bảo về chất lượng. Trong năm 2018 dệt may Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới về giá trị xuất khẩu.

Sang năm 2019, dệt may bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu cũng như đưa chất lượng ra nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều đơn hàng, số lượng lớn hơn được đưa đi xuất khẩu. Trong năm 2019 ngành dệt may lại tiếp tục đứng thứ 4 trên thế giới về giá trị xuất khẩu.

Biểu đồ sự tăng mạnh của xuất khẩu ngành dệt may những năm qua

Năm 2020 vừa qua là năm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19. Tuy nhiên ngành may mặc là ngành có lẽ bị ảnh hưởng ít nhất, bởi ngành dệt may đã kịp thời thích ứng. Năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của dệt may đạt 35,2 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2019. Và trong năm 2020 ngành dệt may vươn lên vị trí đứng thứ 2 về giá trị xuất khẩu.

Được biết, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 35,2 tỷ USD. Trong đó có khoảng 19 tỷ USD là thặng dư thương mại. Đây là thặng dư thương mại lớn nhất mà từ trước đến nay ngành dệt may Việt Nam chưa bao giờ có được.

Ngành dệt may thích ứng với đại dịch

Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát như thế này, đòi hỏi các DN dệt may phải kịp thay đổi để tồn tại và phát triển trong giai đoạn này. Nắm bắt được tình hình như thế, một số DN đã nhận những mặt hàng trái chuyên môn để có công ăn việc làm cho người lao động.

Tại Công ty My One, DN này đã chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế… doanh thu của công ty đã tăng lên nhiều lần so với năm 2019.

Phương pháp thứ 2 được áp dụng đó chính là việc chuyển đổi nguyên phụ liệu. Trong lúc dịch bệnh cũng là những thử thách to lớn cho ngành dệt may. Vì không thể nhập các nguyên phụ liệu nước ngoài, đòi hỏi phải thay thế. Và trong lúc đó, phụ liệu trong nước chính là giải pháp to lớn và quan trọng nhất. Chính điều này đã giúp nâng giá trị gia tăng trong xuất khẩu” – ông Vũ Đức Giang chia sẻ.

Ngành may mặc đã học được cách thích ứng với đại dịch

Những tháng cuối năm 2020, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng các DN may mặc nhận định rằng thị trường đã có những khởi sắc hơn nhờ việc các nước bắt đầu đưa vắc-xin vào tiêm phòng cho người dân. Yếu tố  khác là năm 2020 Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA).  Các hiệp định này tạo ra một nền tảng thương mại bền vững và có sự hỗ trợ lẫn nhau. “Đơn cử như châu Âu đã cho phép chúng ta mua nguyên liệu vải từ Nhật Bản, Hàn Quốc sản xuất rồi xuất khẩu vào EU mà vẫn được hưởng thuế suất 0%”- ông Giang nêu ví dụ.

Bước đầu chuẩn bị cho năm 2021

Từ những tín hiệu tích cực này, ông Nguyễn Minh Tâm – Giám đốc Công ty My One – cho biết, trong năm 2021, chiến lược của My One là tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao tay nghề cho người lao động. Ngoài ra, công ty này đang tiến hành cải tiến máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất nhiều hơn. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất, sẵn sàng đón nhận những cơ hội trong những năm tới. Cty Việt Thắng Jean nói sẽ lấy lại đà tăng trưởng, có thể tăng 20% về doanh thu năm 2021.

Ngành may mặc sẽ xây dựng kế hoạch thích ứng và phát triển năm 2021

Xem thêm: Tin tức Công nghiệp tại đây

Nguồn: congthuong.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

I'm not a robot *