Xuất Khẩu Gỗ Việt Tăng Mạnh: Công Ty Nội “Lép Vế” FDI

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ luôn nằm trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm nay, ngành kinh doanh xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.

Tình hình xuất khẩu gỗ nước ta trong năm 2020

Xuất khẩu gỗ, các sản phẩm được làm từ gỗ sau 11 tháng năm 2020 đã đạt 10,88 tỷ USD. Con số này tăng hơn 14% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu trong điểm của Việt Nam gồm có các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước EU. Trong đó Mỹ chiếm tới khoảng 55% tổng kim ngạch.

Tình hình xuất khẩu gỗ nước ta

Đồ gỗ và ghế ngồi gỗ chiếm 44% và 21%, tăng 28% so với cùng kì. Tiếp đến là dăm gỗ chiếm khoảng 14% giá trị xuất khẩu..

Hiện nay làn sóng đầu tư nước ngoài đã ồ ạt đổ vào ngành gỗ của nước ta. Trên thực tế, hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu có sức hút lớn với các doanh nghiệp FDI kể từ lúc chiến tranh thương mại giữa 2 nước Mỹ – Trung bắt đầu.

Các doanh nghiệp FDI bước vào thị trường Việt

Hết năm 2019, có gần 1.000 doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam với tổng mức vốn là 6,3 tỷ USD.

Các doanh nghiệp ở Đài Loan 1 tỷ USD, doanh nghiệp Hồng Kông đầu tư 952 triệu USD, Trung Quốc đầu tư 651 triệu USD, Hàn Quốc đầu tư 650 triệu USD và doanh nghiệp ở British Virgin Islands đầu tư 894 triệu USD.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động xuất khẩu gỗ

Các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 15% tổng số doanh nghiệp ngành gỗ ở Việt Nam. Nhưng các công ty này lại đóng góp lên đến 48% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ, với giá trị là 4,95 tỷ USD ở năm 2019.

Các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ tốt nhất ở tại Việt Nam vào năm 2019 đa phần đều là có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ trừ trường hợp của doanh nghiệp Gỗ An Cường.

Công ty FDI đứng đầu top doanh thu xuất khẩu lớn ngành đồ gỗ nội thất

Đầu danh sách này là Wanek Furniture (Gỗ Hoa Nét) doanh thu đạt gần 18.300 tỷ đồng, có lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được thành lập tại Việt Nam vào năm 2008, đây là một công ty của Mỹ. Các nhà máy sản xuất và kho hàng được đặt tại Bình Dương và Quảng Ngãi. Tại đây có quy mô nhân sự lên đến hơn 12 nghìn người.

Xuất Khẩu Gỗ Việt Tăng Mạnh: Công Ty Nội “Lép Vế” FDI

Gỗ An Cường của Việt Nam xếp thứ hai sau Gỗ Hoa Nét. Đã thu về cho mình 4.435 tỷ đồng, có lãi sau thuế đạt 486 tỷ đồng. Hay Nitori Furniture (công ty của Nhật Bản)! với mức doanh thu gần 4.100 tỷ đồng, có lợi nhuận ròng đạt 616 tỷ đồng.

Trong danh sách các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất có mức doanh thu từ 2.000 đến 3.000 tỷ đồng đã vắng bóng những cái tên đến từ công ty Việt Nam. Có thể kể đến: Kaiser 1 Furniture, Shing Mark Vina, Rochdale Spears, Poh Huat, RK Resources,..lợi nhuận của họ chỉ dao động từ vài chục tỷ đồng đến hơn một trăm tỷ.

Các công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt đứng top đầu doanh thu nhưng lợi nhuận không cao

Ở mảng lĩnh vực chế biến gỗ như về dăm gỗ, ván gỗ thì đã xuất hiện nhiều hơn những doanh nghiệp Việt. Ở đây yêu cầu về kỹ thuật thấp hơn và yếu tố về tài nguyên chính trong nước là một lợi thế.

Các công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt đứng top đầu doanh thu nhưng lợi nhuận không cao

Doanh nghiệp Hào Hưng Quảng Ngãi và Hào Hưng; chuyên xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ để dùng làm nguyên liệu tạo nên giấy. Họ đã đem về cho doanh nghiệp của mình mức doanh thu 2.344 tỷ đồng và 1.370 tỷ đồng. Nhưng lợi nhuận của hai công ty này chỉ dừng lại là vài tỷ đồng.

Vijachip là công ty liên doanh của Vinafor – Việt Nam; và Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản cũng doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên liệu giấy. Họ sở hữu nhà máy Vijachip Cái Lân có mức doanh thu đạt gần 2.000 tỷ. Vijachip Vũng Áng đạt mức doanh thu là 430 tỷ đồng.

Nguồn: CafeF

 Cổ Phiếu Các Ngân Hàng Được Đà Tăng Năm 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

I'm not a robot *