Ngành công nghiệp cơ khí đứng trước nguy cơ thua ngay trên “sân nhà”

Như chúng ta đã biết cơ khí chính là ngành công nghiệp mũi nhọn của Đất nước Việt Nam. Năm nay do tình hình Covid 19 mà nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng trầm trọng và trong đó có cơ khí. Vì dịch bệnh, vì các chính sách còn hạn chế, nguồn vốn không đủ,….. Dẫn đến việc ngành công nghiệp cơ khí không thể tham gia vào các dự án, các công trình trong và ngoài nước. Liệu ngành công nghiệp cơ khí đứng trước nguy cơ thua ngay trên “sân nhà” hay không?

 Mặc dù được coi là công nghiệp mũi nhọn, là nền tản, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên nhiều năm nay ngành công nghiệp cơ khí vẫn đang tìm cách tồn tại, và phát triển.

Những khó khăn đang gặp phải tại một số doanh nghiệp

Hiện nay các chính sách phát triển cho ngành công nghiệp cơ khí vẫn chưa rõ ràng, bên cạnh đó không có những yêu cầu bắt buộc cho tỷ lệ nội địa hóa trong công trình, dự án,… Điều này làm cho cơ khí khó có thể “chen chân” vào thị trường ngay cả “sân nhà”. Ông Nguyễn Dương Hiệu- Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp và Thương mại Lidovit chia sẻ: “Để được cung ứng ốc vít cho dự án Metro tại TP. Hồ Chí Minh công ty của ông không thể trở thành nhà thầu trực tiếp mà phải thông qua DN Nhật Bản”.

Ông Vũ Văn Đảo – Giám đốc Công ty CP Xây lắp dầu khí miền Nam -chia sẻ, mặc dù có tới 80-90% sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực dầu khí được sản xuất và xuất khẩu đi hơn 30 nước trên thế giới, nhưng với thị trường nội địa công ty của ông lại không thể tiếp cận. Để tham gia được hợp đồng, trở thành nhà thầu của dầu khí, công ty phải thông qua 2 DN nước ngoài, mặc dù hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Mặt khác, có nhiều loại vật liệu mới thay thế nhưng khi doanh nghiệp đề xuất thì đơn vị đầu tư từ chối vì không muốn làm vật thí nghiệm.

Ngành công nghiệp cơ khí khó có thể có vị trí vào thị trường trong nước

Một số nguyên nhân đưa ra

Đầu tiên là cơ chế, chính sách, quan điểm không dám tiếp nhận cái mới của các Doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã quay lưng với những nhà cung cấp sản phẩm cơ khí nội địa. Đây cũng là nguyên nhân do ông Vũ Văn Đảo đưa ra.

Một số Doanh nghiệp chưa dám tiếp nhận cái mới

Theo ông Đào Phan Long- Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam: “cơ chế, chính sách hiện nay chưa khuyến khích DN cơ khí trong nước phát triển. Ngoài ra, tình trạng thiếu vốn cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều DN cơ khí gặp khó khăn.”

Chưa có cách chính sách khuyến khích cho Doanh nghiệp ngành Cơ khí

Biện pháp cải thiện

Chính sách ưu đãi cho thị trường nội địa

Ngoài sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp thì vẫn cần có bàn tay của nhà nước giúp đỡ. Tất cả sẽ thông qua hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và ổn định, trong đó có chính sách bảo vệ thị trường nội địa. Từ đó mới có thể giúp ngành công nghiệp cơ khí có chỗ đứng và có thể phát triển các sản phẩm trọng điểm.

Cần có chính sách với các chủ dự án, chủ đầu tư sử dụng sản phẩm cơ khí nội địa. Các ưu đãi về lãi suất nên thực hiện theo phương thức cấp bù lãi suất cho DN. Đề xuất mức bù chênh lệch ổn định 5%/năm. Thời hạn hoàn vốn cho các dự án đầu tư cơ khí có thời gian gấp 1,5 lần các dự án khác. Có thể lên đến khoảng là 10-12 năm.

Cần có những chính sách cho thị trường nội địa

Phát triển, hoàn thiện các chính sách khác liên quan đến cơ khí

Cần ưu đãi để thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất cơ khí hiện hành. Đồng thời áp dụng ngay cho các DN cơ khí nội địa. Xem xét lại quy định thuế suất giá trị gia tăng đối với sản xuất cơ khí như hiện nay.

Bộ Công Thương cũng đề xuất và hoàn thiện một loạt chính sách liên quan đến ngành cơ khí. Đề xuất các quy định về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm cơ khí trong nước. Khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng vật tư, thiết bị công nghiệp do Việt Nam sản xuất. Có thể quy định các chế tài cụ thể hơn. Nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư không thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng sản phẩm cơ khí trong nước.

Theo Bộ Công Thương, nên có quy định ưu đãi về đất đai cho các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm tương tự như cơ chế khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ. Đáng chú ý, các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm khác được miễn tiền thuê đất trong 11 năm. Giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm tiếp theo.

=Phát triển và hoàn thiện các chính sách cho ngành cơ khí

Nên xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí.

Xem thêm: Tin tức Công Nghiệp tại đây

Nguồn: congthuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

I'm not a robot *