Ngành Nông nghiệp biến động: Gạo Việt Nam tăng giá cao nhất 9 năm qua

Như các bạn đã biết Gạo Việt Nam chúng ta được xuất khẩu đi thị trường nước ngoài rất nhiều. Trong những năm vừa qua gạo Việt Nam đang là thực phẩm được sử dụng nhiều ở nước ngoài. Mới đây giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã được tăng lên 500 USD/tấn. Có thể nói rằng lần này ngành Nông nghiệp biến động gạo Việt Nam tăng giá cao nhất 9 năm qua kể từ 12/2011

Thị trường gạo châu Á

Giá gạo tại các nơi có xu hướng tăng lên

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tăng lên 380-385 USD/tấn so với mức 378-383 USD/tấn trong tuần trước. Nhờ nhu cầu ổn định và do đồng nội tệ rupee tăng lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng từ 485-516 USD/tấn lên 500-519 USD/tấn vào tuần trước. Họ lo ngại về nguồn cung và vấn đề logistics.

Gạo ở Việt Nam và các nước có xu hướng tăng giá

Mới đây Việt Nam đã đón nhận tin tăng giá từ nguồn hàng xuất khẩu đi châu Á. Cụ thể giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500 USD/tấn. Trước đó giá thành chỉ đạt 470 – 490 USD/tấn, đây là mức cao nhất trong 9 năm qua. Bên cạnh đó vì tình trạng thiếu container xuất hàng trong lúc dịch bệnh làm cho giá cước vận chuyển tăng lên, ngành nông nghiệp biến động. Từ đó đẩy giá thành của gao Thái Lan lên mức cao nhất trong 4 tháng qua.

Tình trạng thiếu container gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa

Tình trạng thiếu container đã xảy ra trên khắp mọi nơi, tại An Giang tình trạng này làm cho nhiều thương lái gặp khó khăn trong việc vận chuyển gạo cho khác hàng. Giá cước vận chuyển một container 20 feet đến châu Phi đã tăng lên 5.000 cách đây 2 tháng. Các thương nhân cho hay Việt Nam không có khả năng đạt được mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay.

Tại Việt Nam số liệu hải quan cho thấy xuất khẩu gạo cũng giảm xuống. Cụ thể từ tháng 1-11/2020 đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 5,7 triệu tấn.

Số liệu xuất khẩu Gạo Thái Lan, đã giảm 4,49 triệu tấn. Số liệu này trong thời gian từ tháng 1-10/2020, tức là 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết hiện chưa có nguồn cung gạo mới, trong khi nguồn cung hiện có lại không thể vận chuyển do thiếu container.

Tình trạng thiếu container gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa

Thị trường nông sản Mỹ

Kết thúc phiên giao dịch 19/12, tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn biến động ngược chiều nhau trong đó giá ngô và đậu tương tăng, còn giá lúa mỳ giảm nhẹ.

Giá ngô giao tháng 3/2021 tăng 5 xu Mỹ (1,16%) lên 4,375 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 3/2021 giảm 0,5 xu Mỹ (0,08%) xuống 6,0825 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 1/2021 tăng 18,75 xu Mỹ (1,56%) lên 12,2 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Thị trường nông sản Mỹ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh

Các nhà xuất khẩu Mỹ cho biết Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hướng mua hàng tháng Hai từ Brazil trở lại Mỹ. Do lo ngại Brazil thời tiết khô hạn sẽ làm chậm quá trình trồng vụ đậu tương 2021. Nhiều người ước tính Trung Quốc có thể đặt thêm 750.000 – 900.000 tấn đậu tương từ Mỹ trong tháng 2/2021.

Tình hình dự báo thời tiết cho thấy những trận mưa rào rải rác sẽ ảnh hưởng đến miền Trung Argentina vào cuối tuần trong khi nắng nóng và khô bất thường vẫn tiếp diễn ở miền Bắc Brazil.

Thị trường cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Theo đó, giá cà phê vối robusta tại London giao tháng 1/2021 giao dịch ở mức 1.362 USD/tấn sau khi giảm nhẹ 0,22% (tương đương 3 USD).

Tại New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm 1,08% (tương đương 1,35 xu Mỹ) so với phiên giao dịch trước đó xuống 123,7 xu Mỹ/pound.

Trong 2020-2021, sản lượng cà phê của Ấn Độ ước tính đạt mức cao nhất trong 5 năm là 34.200 tấn. Tăng gần 15% so với mùa vụ trước và có khả năng sẽ thúc đẩy xuất khẩu vốn đã bị ảnh hưởng trong hai năm qua.

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt giảm nhẹ

Hội đồng Cà phê Ấn Độ dự báo sản lượng cà phê chè arabica đạt mức 10.200 tấn và cà phê robusta, phần lớn được sử dụng trong cà phê hòa tan, đạt 24.000 tấn vào niên vụ từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021.

Theo Money Control, ước tính trên tương đương với dự báo của Hiệp hội các Nhà Xuất khẩu Cà phê Ấn Độ (CEA), được đưa ra sau khi sản lượng giảm mạnh so với mức kỉ lục 34.800 tấn trong giai đoạn 2015-2016.

Sau những tổng kết trên ta có thể thấy hiện tại ngành nông nghiệp đang bị biến động. Tất cả đều do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết,…

Xem thêm: Tổng Kết Tình Hình Nông Nghiệp Trong Nước Năm 2020

Nguồn: tintucnongnghiep.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

I'm not a robot *