Tổng Kết Tình Hình Nông Nghiệp Trong Nước Năm 2020
Thủ tướng dự hội nghị cùng Bộ Nông Nghiệp tổng kết tình hình nông nghiệp trong nước năm 2020 qua và phổ biến những chỉ đạo cho năm 2021. Đưa ra chỉ đạo ngành Nông nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đảm bảo nguồn cung thịt lợn. Không để giá thịt lợn tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2021 tới.
Mục lục
Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ cùng bộ NN&PTNT
Chiều ngày 24/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và đưa ra những chỉ đạo trong hội nghị trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội đã tổng kết nhiệm vụ trong năm 2020 và đưa triển khai nhiệm vụ cho năm 2021.
Vui mừng trước các thông tin về những kết quả đã đạt được của nền kinh tế, Thủ tướng cho biết. Ở các năm trước, Chính phủ đưa ra báo cáo Quốc hội hụt thu ngân sách khoảng 200.000 tỷ đồng, thì ở năm nay chỉ hụt thu khoảng 50.000 tỷ đồng. Điều này góp phần quan trọng giúp giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Tổng kết tình hình kinh tế nông nghiệp trong năm 2020
Kim ngạch thương mại 2 chiều trên cả nước đạt gần 541 tỷ USD. Trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang suy giảm thì đây là điều cực kỳ ấn tượng. Điều này giúp Việt Nam trở thành 1 trong số 5 nước trên thế giới có dòng thương mại mạnh nhất.
Ngành nông nghiệp đóng góp cho xuất khẩu trong nước tới hơn 41 tỷ USD. Tỷ lệ giảm nghèo ở nước ta vẫn dưới mức 3%. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đảm bảo nguồn an ninh lương thực quốc gia và có thể hỗ trợ thêm cho các nước khác.
Với những kết quả nêu trên, Thủ tướng đã tuyên dương ngành nông nghiệp nước ta đang phát triển một cách rất đáng tự hào. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới có gần 1 tỷ người trên các nước thế giới đang phải chịu đói do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Những thành tựu của Bộ ngành Nông nghiệp trong những năm qua
Ở lĩnh vực công nghiệp về chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong 5 năm qua ngành đã xây dựng được số lượng nhà máy chế biến nông sản là 68 nhà máy. Trong năm 2020 đã xây dựng được tầm 20 nhà máy.
Việc xây dựng nông thôn mới đã vượt mục tiêu đề ra trong năm 2020! đời sống nhân dân cũng được cải thiện ngày một rõ nét. Thủ tướng cũng đánh giá cao và khen ngợi ngành nông nghiệp đã nỗ lực nhiều trong các công tác: phòng, chống bão, lũ trong năm vừa qua và cả hạn hán, giúp góp phần giảm những thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.
Việt Nam vừa ký kết 3 hiệp định thương mại tự do! Thủ tướng cũng cho biết rằng! số lượng hiệp định này là một con số kỷ lục trong nhiệm kỳ này; đồng thời nhắc nhở động viên ngành nông nghiệp Việt Nam; phải biết tận dụng tốt cơ hội thị trường đang rộng mở này.
Thủ tướng cũng đưa ra những yêu cầu mục tiêu cho ngành Nông nghiệp năm 2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với Bộ NN&PTNT về những mục tiêu được đề ra cho năm 2021 sắp tới. Thủ tướng cũng yêu cầu ngành nông nghiệp phấn đấu tăng trưởng ở mức khoảng 3% trong năm sau. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản phải đạt trên 3%. Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mức 44 tỷ USD. Ngoài ra tỷ lệ che phủ rừng trong năm sau đạt mức 42% cùng với nâng cao chất lượng rừng. Phát động và triển khai thực hiện việc trồng thêm 1 tỷ cây xanh ở các vùng đô thị; nông thôn và miền núi trên cả nước là điều được Thủ tướng cũng không quên nhắn nhủ. Ngoài ra còn việc xây dựng nông thôn mới đạt trên mức 70%.
Chỉ đạo từ Thủ tướng về chất lượng sản xuất trong nước và yêu cầu chuẩn bị kỹ càng dịp Tết Nguyên Đán
Tại hội nghị cùng Bộ NN&PTNT, Thủ tướng cũng đã đề nghị các cấp địa phương, những nhà sản xuất nông nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào hoạt động đưa sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp và an toàn thực phẩm ra chính thị trường trong nước. Với tinh thần đưa hàng hóa từ nông thôn vào thành thị! để hàng Việt Nam được tiêu thụ bởi người Việt nhiều hơn.
Nhân dịp Tết nguyên Đán 2021 đến. Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành Nông nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan; đảm bảo nguồn cung thịt lợn. Không để giá thịt lợn tăng cao. Đáp ứng nhu cầu người dân về các loại hoa tết và cây cảnh.
Thủ tướng cũng đưa ra chỉ đạo! các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp chặt phá trái phép; mà không được quản lý chặt chẽ. Thủ tướng nêu ra yêu cầu Văn phòng Chính phủ; cần chuẩn bị một văn bản chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề này.
Nguồn: VTV